Hội thảo Tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng

 Ngày 21/10/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPN) và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) tổ chức hội thảo khoa học Tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng. Đây là trong những hoạt động quan trọng của chuỗi sự kiện Tuần lễ hưởng ứng Ngày Tiết kiệm Thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam.


Ông Phạm Xuân Hòe và bà Đào Mai Hoa chủ trì Hội thảo

Hội thảo do ông Phạm Xuân Hòe, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược, NHNN và bà Đào Mai Hoa, Phó trưởng Ban Hỗ trợ Phụ nữ phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ VN đồng chủ trì. Tham dự Hội thảo có các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, các đại biểu đến từ các bộ, ngành, các tổ chức tín dụng (TCTD)…

E:\Năm 2016\Tin bài\Thang 10\Anh 1 _ toan canh.jpg

Toàn cảnh Hội thảo Tiết kiệm,đầu tư và tiêu dùng

Tại cuộc hội thảo, các đại biểu đã tham luận và trao đổi kinh nghiệm trong nước và quốc tế về việc huy động tiết kiệm trong dân cư. Một số trường hợp điển hình về huy động tiết kiệm và đầu tư phát triển kinh tế thành công của chị em phụ nữ và các hộ gia đình ở vùng nông thôn, các hộ dân nghèo đã được trình bày tại Hội thảo như kinh nghiệm phát triển dịch vụ tài chính cho phụ nữ và gia đình của Ngân hàng tiết kiệm Đức; kinh nghiệm của Nhóm các tổ chức tương hỗ CARD của Philipin. Đồng thời đại diện các TCTD Việt Nam như Ngân hàng Chính sách XH, tổ chức tài chính vi mô – TYM, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt cũng chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển mạng lưới huy động tiền tiết kiệm ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, những vùng còn nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy, tiết kiệm là hoạt động quan trọng của cá nhân, TCTD và nền kinh tế. Đối với cá nhân, tiết kiệm không chỉ giúp người dân đối phó với những rủi ro thông thường trong cuộc sống mà còn góp phần đảm bảo tương lai cho người tiết kiệm. Về phía các TCTD, tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn ổn định và có lãi suất hợp lý. Đối với nền kinh tế, tiết kiệm góp phần thúc đẩy kinh doanh, tạo công ăn việc làm thông qua hoạt động huy động – cho vay của các trung gian tài chính.

E:\Năm 2016\Tin bài\Thang 10\Ông Joerg Teumer, Đại diện Quỹ HT Quốc tế các NH Tiết kiệm Đức tham luận tại Hội thảo.jpg

Ông Joerg Teumer, Quỹ Hợp tác QT các NH Tiết kiệm Đức phát biểu tại HT

Tiết kiệm trong dân cư tạo nguồn vốn để đầu tư, kinh doanh, mở rộng sản xuất góp phần phát triển kinh tế của hộ gia đình nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Ở Đức, khi nói đến tiền bạc, 84% người Đức nhắc đến từ Sparkasse (Ngân hàng tiết kiệm), NH tiết kiệm được thành lập từ cuối thế kỷ 18, khi quá trình công nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng ở Đức. Cho đến nay, thị phần của NH tiết kiệm là trên 50% đối với tiết kiệm và gần 40% thị phần cho vay của Đức. Với 26.000 máy ATM và khoảng 15.000 điểm giao dịch giúp người nghèo và người thu nhập thấp, đặc biệt là phụ nữ có thể đến gửi tiền và vay tiền để phát triển sản xuất, kinh doanh một cách dễ dàng, thuận lợi.

Ở Philipin, tổ chức CARD cũng tập trung vào phát triển các sản phẩm tiết kiệm cho người nghèo và phụ nữ nghèo để có vốn phát triển sản xuất, kinh doanh và nuôi sống gia đình họ. Từ những khoản tiết kiệm rất nhỏ tương đương từ 4 đô la Mỹ và những món vay từ CARD rất nhiều phụ nữ Philipin đã giúp bản thân và gia đình họ thoát nghèo, thậm chí có thể mua được nhà để ở.

Ở Việt Nam hiện đang có một số NHTM và tổ chức tài chính vi mô phát triển mạnh hoạt động huy động tiết kiệm và cho vay đối với các đối tượng nhỏ, lẻ, các hộ gia đình nghèo và phụ nữ để phát triển kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng CSXH, Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn VN, các tổ chức tài chính vi mô như TYM, … đã mở rộng tới các vùng miền trong cả nước. Với những sản phẩm huy động và cho vay nhỏ nhưng hiệu quả đã góp phần rất lớn giúp các hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn và những vùng miền còn nhiều khó khăn phát triển kinh tế và nâng cao đời sống.

E:\Năm 2016\Tin bài\Thang 10\Ông Phan Cử Nhân, Đại diện NH CSXH phát biểu tại Hội thảo.jpg

Ông Phan Cử Nhân, NH Chính sách Xã hội Việt Nam phát biểu tại HT

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc, phụ trách Nghiên cứu chiến lược, Quan hệ và Kinh doanh quốc tế, NH TMCP Liên Việt, thì hiện tại còn có rất nhiều dư địa cho hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam do hiện nay tài chính vimô mới đáp ứng được một phần nhu cầu của khách hàng. Trong khi đó, ở các nước khác đã có thể đáp ứng được 70%, cábiệt có nước còn đạt được mức 90%. Trong đó, việc phát triển các sản phẩm tài chính với các mạng lưới huy động và chovay phù hợp, tập trung vào các đối tượng là phụ nữ và các gia đình nghèo có thể tạo thành một nguồn vốn rất lớn, hiệuquả phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình và nâng cao mức sống của người dân. Hơn thế, tỷ lệ tiết kiệm còn phản ánh kếtquả giảm nghèo và có tác động rất lớn tới sự phát triển chung của nền kinh tế. Đặc biệt, tiết kiệm qua hệ thống ngân hàngcó vai trò rất quan trọng góp phần cân đối và đảm bảo tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Tin MH; ảnh MT

Theo sbv.gov.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *